Giáo dục

Bố mẹ cần làm gì để sửa tật nói ngọng ở trẻ mầm non

0

Nói ngọng là vấn đề khá phổ biến ở trẻ đang trong giai đoạn tập nói. Nói ngọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về ngôn ngữ của con mà còn khiến trer càng cáu kính khi mọi người không thể hiểu được những điều bé diễn tả. Sửa nói ngọng cho trẻ là điều bố mẹ cần làm ngay để tránh tật này ảnh hưởng đến giao tiếp của con trong tương lai. Trường mầm non song ngữ gợi ý một số điều bố mẹ cần làm để sữa tật nói ngọng của con nhé!

Nói ngọng là tình trạng thường gặp ở trẻ mầm non

Ngôn ngữ của trẻ hình thành dựa trên cơ sở phản xạ có điều kiện thông qua những tác động của yếu tố bên ngoài kích thích vào thính giác. Việc nói ngọng của trẻ là một trong những hiện tượng rối loạn ngôn ngữ có thể do yếu tố sinh lý (do các dị tật bẩm sinh ở lưỡi, sứt môi hở hàm ếch…) hoặc do yếu tố xã hội (trẻ tiếp xúc với người nói ngọng…)

Bố mẹ cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc nói ngọng của trẻ sẽ giúp có cách chữa tật này một cách hiệu quả. Với những bé do yếu tố sinh lý dẫn đến nói ngọng, bố mẹ cần đưa bé đi khám để có can thiệp về y tế. Còn trẻ nói ngọng do tác động của môi trường xung quanh, phụ huynh cần lưu ý những điều sau để đảm bảo tật nói ngọng của con không lặp lại.

Tránh tiếp xúc với người nói ngọng

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người nói ngọng

Trong lứa tuổi bắt đầu hình thành và phát triển ngôn ngữ như trẻ mầm non, tiếp xúc với những người có tật nói ngọng sẽ khiến bé học theo. Trẻ càng tiếp xúc thường xuyên với người nói ngọng, bé sẽ hình thành thói quen phát âm sau khi nói từ đó. Chẳng hạn như người dạy hoặc hay nói chuyện với bé bị ngọng “l” và “n”, lâu dần bé không thể phát âm đúng hai âm đó được.

Vì thế, bố mẹ cần sàng lọc những người tiếp xúc, nói chuyện với con để hạn chế sự ảnh hưởng ngôn ngữ không chuẩn đến bé.

Không nhại hay chê khi con nói ngọng

Nhại hay chê bai khiến con tự ti với tật nói ngọng của mình

Với giai đoạn con mới tập nói, sự ngọng ở con khiến bố mẹ cảm thấy thích thú. Không ít phụ huynh lấy chuyện nói nhại điệu ngọng để làm trò vui và cách trò chuyện cùng con. Thế nhưng bố mẹ nên biết rằng cách nhại lại những từ ngọng của trẻ khiến bé không những không nhận ra lỗi phát âm của mình mà con cảm thấy đó là trò đùa được bố mẹ khuyến khích. Và sửa tật ngọng cho con sẽ càng khó hơn.

Một trong những âm các bé hay nói sai đó “c” thành “t”. Nguyên nhân thường là do bố mẹ nói sai ngay khi con ở giai đoạn quan sát để hình thành phản xạ ngôn ngữ. Nhiều bố mẹ thường gọi con là “tục tưng” thay vì phát âm đúng “cục cưng” dẫn đến khi lớn lên bé bắt đầu có xu hướng sử dụng “t” trong giao tiếp.

Ngoài ra khi con nói không chuẩn một từ nào đó, bố mẹ đừng vội chê bai hay trách mắng con. Điều này sẽ tạo nên tâm lý lo sợ ở bé, con sẽ kháng cự với những cách sửa lỗi sau này của bố mẹ. Bố mẹ cần giữ cho bé mộ tinh thần thoải máu, không gây căng thẳng hay áp lực cho bé.

Thời gian của các bài tập phải ngắn

Bố mẹ nên cân nhắc thời gian chỉnh sửa phát âm cho con mỗi ngày

Do sự tập trung của trẻ hạn chế, nên bố mẹ cần cân nhắc thời gian chỉnh phát âm cho con hợp lý. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).

Để trẻ biết mình phát âm sai

Thông thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho con cách phân biệt âm thế nào là đúng. Cách dễ nhất để bé biết mình đang bị ngọng là ghi âm lại đoạn trẻ nói ngọng và cho con nghe. Từ đó bé sẽ hình dung ra lỗi sai trong phát âm của con.

>>>Xem thêm: Sự thành công của trẻ không đến từ những con số

Khi bé biết mình bị sai từ đó, bố mẹ cần ghi nhớ lại và nhắc lại nhiều lần sao cho chuẩn, khuyến khích con nhắc lại theo những lời bạn nói

Luyện từng âm tiết bị sai

Bố mẹ nên kiên nhẫn cùng con luyện từng âm, từ, cụm từ con bị sai

Bố mẹ hãy hướng dẫn cách bé đặt lưỡi, lấy hơi, làm mẫu để cho bé có thể học theo. Bố mẹ nên tập hợp và phân loại những chữ cái con phát âm sai để có lộ trình sửa cho bé. Bố mẹ nên kết hợp các bài tập với trò chơi để tạo hứng thú cho con.

Để bé dễ nhớ, hãy chọn những bộ chữ và hình tương ứng nhiều màu sắc rồi cùng bé xếp chữ dưới hình mỗi đồ vật đó đồng thời đánh vần. Đây cũng là cách luyện cho bé tiếp thu và học tập tốt. Cách chơi như sau: chữ “NAI” xếp dưới hình con nai rồi hướng dẫn bé đánh vần. Khi bé đã nhận biết được hầu hết mặt chữ, cha mẹ lại phát triển trò chơi ở cấp độ cao hơn như sắp xếp những chữ và vật có cùng chữ cái đầu như chữ “C”: cá, cua, cò, công….

Ngoài ra bố mẹ còn có thể tạo ra sự mới mẻ khi để con luyện nói trước gương. Bé luôn hào hứng khám phá một cái tôi khác được phản chiếu qua gương. Phụ huynh nên cùng con đứng trước gương. Bố mẹ phát âm mẫu những âm tiết, từ, cụm từ con nói sai để trẻ quan sát và bắt chước theo.

Khuyến khích giao tiếp

Giao tiếp với nhiều người giúp con phát triển ngôn ngữ

Tích cực nói chuyện với con và tạo điều kiện cho con tiếp xúc với ngôn ngữ là cách để con tăng khả năng giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý sàng lọc những thành viên, cá nhân có tật nói ngọng để tránh bé học theo nhé

Nói ngọng là tình trạng hay gặp ở trẻ, việc cải thiện lỗi phát âm sẽ cần một thời gian dài do tâm lý con mau chán với hoạt động lặp đi lặp lại. Thế nên bố mẹ cần phải kiên nhẫn, có lộ trình sửa lỗi cụ thể, kiểm soát thời gian tập nói để chỉnh ngọng sao cho tạo tâm lý thoải mái nhất như con. Hãy để con cảm thấy việc học nói giống như một trò chơi, một thế giới mới mà mỗi ngày con được khám phá thêm một điêm, một chân trời đầy màu sắc.

Hi vọng những chia sẻ của trường mầm non song ngữ sẽ hữu ích trong công cuộc chỉnh phát âm chuẩn cho con.

Trường mầm non quận 7 chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trẻ tại nhà

Previous article

Thư gửi các bậc phụ huynh – Bức tranh toàn cảnh về Chương trình giáo dục Mầm non tại VAS

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục