Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non hiện đại thay vì dạy chữ sớm hãy dạy trẻ những kỹ năng sống

0

Chương trình giáo dục mầm non ngày trước và nhiều bậc cha mẹ luôn kỳ vọng con sẽ biết đọc hay biết viết ngay từ khi bé còn nhỏ. Nhưng có nhiều kỹ năng khác quan trọng hơn nhiều mà con cần thành thạo trước khi học tập ở trường tiểu học. Trong đó, những kỹ năng quan trọng nhất là: hợp tác, tự chủ, tự tin, độc lập, tò mò và khả năng giao tiếp.

1. Khả năng hợp tác, hòa đồng

Hoạt động vui chơi là chất xúc tác quan trọng mà trẻ cần có trong những năm tháng đầu đời. Bằng việc chơi đùa cùng với bạn bè, tưởng chừng như là điều bình thường. Nhưng không đâu, qua đó trẻ sẽ được học cách đàm phán, giải quyết vấn đề và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. Các ông bố bà mẹ hãy tạo điều kiện giúp trẻ xây dựng kỹ năng này bằng việc cho trẻ nhiều thời gian chơi cùng bạn bè. 

Chương trình giáo dục mầm non Việt Úc

Thông qua những trò chơi, câu chuyện và những bài hát thiếu nhi, con học được cách hợp tác và làm việc cùng người khác – đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong độ tuổi nhỏ. Qua những lúc chơi đùa mà trẻ học được về sự đồng cảm và cách hòa nhập với xã hội xung quanh.

Trong quá trình chơi, các đều học được kỹ năng làm việc nhóm. Một đứa trẻ sớm hoạt động tốt khi tham gia nhóm sẽ cư xử tốt hơn trong lúc việc nhóm lúc trưởng thành.

>>> Xem thêm: Chương trình học mầm non tại trường quốc tế Việt Úc

2. Tự tin, tự nhận biết cảm xúc

Một trong những kỹ năng mà cha mẹ và đặc biệt chương trình giáo dục mầm non cần tập trung vào đó là phát triển sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ. Tính cách này giúp trẻ nhận biết và cảm thấy hài lòng về bản thân, về cá nhân và cả trong các mối quan hệ với người khác. Nhờ sự tự tin, mà con cảm thấy mình có khả năng và phát triển hoàn thiện hơn khi bắt đầu đi học. 

Trẻ mầm non VAS tham gia ngoại kháo thú vị

Bên cạnh đó, hãy dạy cho trẻ học cách gọi tên cảm xúc càng sớm càng tốt. Những đứa trẻ có kỹ năng tự phân biệt và đánh giá cảm xúc xung quanh thường dễ hòa đồng hơn với những đứa trẻ khác. Giáo viên và cha mẹ có thể bồi dưỡng kỹ năng này ở trẻ bằng cách gợi sự chú ý đến các tín hiệu cảm xúc và đặt tên riêng cho những cảm xúc đó, từ những cảm xúc đơn giản nhất như vui, buồn, tức giận…

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý xung đột

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả mọi người, và nên cho trẻ biết đến kỹ năng này sớm. Tạo điều kiện môi trường thích hợp, để trẻ có thật nhiều cơ hội được thực hành những kỹ năng này. Nếu trẻ gặp khó khăn, hãy để trẻ tự tin bước vào quá trình tự giải quyết vấn đề của chính mình. 

Khuyến khích trẻ mô tả tự nói ra chuyện gì đang diễn ra, tích cực hướng trẻ động não và giúp trẻ thử những cách có thể để tự giải quyết vấn đề thay vì bạn mãi phải giải quyết hộ trẻ. 

Phải biết rằng quản lý xung đột là một phần quan trọng trong các kỹ năng xã hội. Một chương trình giáo dục mầm non tốt sẽ định hướng đúng cho các em nhỏ biết cách đối phó với những xung đột bằng tinh thần, cố gắng trải nghiệm và vượt qua, khi đó các bé cũng có xu hướng cư xử như vậy khi trưởng thành.

4. Kỹ năng giao tiếp

Học sinh VAS tham gia đọc sách

Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ cần có khả năng giao tiếp ở những mức độ thích hợp. Chẳng hạn khi con được khoảng 2-3 tuổi, một em bé cần biết cách giao tiếp bằng mắt với người nói chuyện đối diện. Trẻ cần được học rằng giao tiếp bằng mắt là lịch sự và học cách lắng nghe từ lúc này. Biết khi nào là lúc chào hỏi người khác và chờ đợi khi nói chuyện.

Kỹ năng giao tiếp sẽ dần phức tạp và độ khó tăng dần lên. Đến 5-6 tuổi, hãy dạy cho con cần biết xin phép, biết cảm ơn, xin lỗi. Và rất nhiều trẻ phải mất một thời gian dài trước khi những câu nói này trở thành phản xạ tự nhiên. Dĩ nhiên cha mẹ sẽ là tấm gương quan trọng và đóng vai trò tích cực trong giai đoạn này.

Kết,

Mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt và duy nhất, bởi vậy sẽ có những cách giáo dục riêng để học các kỹ năng xã hội một cách độc đáo và riêng có. Đồng thời hãy chọn chương trình giáo dục mầm non phù hợp và hãy hỏi ý kiến của trẻ để trẻ có thể tự do nêu lên ý kiến. Cách tiếp từ từ và đúng cách để con có thể phát triển được tốt những kỹ năng nêu trên.

Kinh nghiệm giao tiếp tiếng Anh ứng xử phù hợp

Previous article

Nên chọn chương trình học Tiếng Anh nào cho bé mẫu giáo

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục