Giáo dục

Hợp tác quốc tế tác động như thế nào đối với trường đào tạo quốc tế ở nước ta

0

Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy giáo dục đại học của mỗi quốc gia đổi mới không ngừng, đặc biệt là sự hội nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những tri thức mới. Trong sự phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế giữa trường đại học diễn ra ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của các trường đại học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 

Sự cần thiết của hợp tác quốc tế và sự ra đời của cá trường đào tạo quốc tế ở Việt Nam

Sự cần thiết của hợp tác quốc tế đối với sự ra đời các trường đại học liên kết tại Việt Nam xuất phát từ ba vấn đề chính: mở cửa trong lĩnh vực giáo dục, thị trường giáo dục bậc đại học hiện nay là một thị trường cạnh tranh và tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học.

Mở cửa trong lĩnh vực giáo dục

Thứ nhất, mở cửa trong lĩnh vực giáo dục của các quốc gia đặt ra các yêu cầu cho các trường đại học phát triển hoạt động hợp tác quốc tế. Trong một thế giới không ngừng biến đổi với các thách thức ngày càng tăng như hiện nay, trọng trách nặng nề của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển ở môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Năm 2018 là sự phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế giữa trường đại học diễn ra ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình.

Để xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại trên thế giới, đồng thời kéo gần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam là biết nắm bắt cơ hội hợp tác quốc tế để cọ xát, cạnh tranh, tự đánh giá năng lực của mình và có động lực phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ. 

Thị trường giáo dục là một thị trường cạnh tranh

Thứ hai, khi thị trường giáo dục là một thị trường cạnh tranh như hiện nay, hợp tác quốc tế là hoạt động cần thiết để giúp các trường đào tạo quốc tế tại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Toàn cầu hóa đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học dưới nhiều hình thức phong phú hơn như các chương trình liên kết quốc tế.

Toàn cầu hóa đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học dưới nhiều hình thức phong phú hơn như các chương trình liên kết quốc tế.

Nhiều quốc gia có chương trình đào tạo phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Singapore… được biết đến như nơi xuất khẩu giáo dục tiềm năng, đã đưa nền giáo dục của họ vượt qua khỏi biên giới quốc gia, đồng thời thu hút hàng trăm ngàn du học sinh hàng năm đến học tập nghiên cứu. Trường đạò tạo quốc tế tại Việt Nam có chương trình liên kết đã phát triển các loại hình giáo dục đa dạng cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế để bắt kịp xu thế hiện đại ngày nay.

Tiêu chuẩn xếp hàng các trường đại học

Thứ ba, hợp tác quốc tế là một trong các tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học của bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay. Nhu cầu quốc tế hóa khiến các trường đào tạo quốc tế ra đời ngày càng nhiều chú trọng tới sự hợp tác quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế để duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong một môi trường toàn cầu.

Bảng xếp hạng trường đại học hàng đầu trên thế giới như Quacquarelli Symonds và The Times Higher Education đều có sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố quốc tế là những tiêu chí cơ bản khi xếp hạng.

Hiện nay, các bảng xếp hạng trường đại học hàng đầu trên thế giới như Quacquarelli Symonds và The Times Higher Education đều có sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến yếu tố quốc tế là những tiêu chí cơ bản khi xếp hạng, số lượng giảng viên quốc tế, chẳng hạn như tỉ lệ sinh viên quốc tế, số bài báo khoa học quốc tế, số lượng chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Vai trò của hợp tác quốc tế đối với các chương trình liên kết tại Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc phát triển của các trường đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận đến nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, chương trình liên kết tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển bền vững hơn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho việc phát triển đất nước.

Thứ hai, hợp tác quốc tế giúp các trường đại học có cơ hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cập nhật sự tiến bộ khoa học thông qua các chương trình nghiên cứu chung, liên kết với các đối tác nước ngoài để các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và đổi mới trong phương pháp giảng dạy.

Đối với các trường kiên kết quốc tế, việc hợp tác làm thúc đẩy cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo hơn nhằm thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thế trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, việc hợp tác quốc tế mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của các trường đào tạo quốc tế nói riêng và nền giáo dục đại học của các quốc gia nói chung. Đối với sinh viên và giảng viên, hợp tác quốc tế mang lại cơ hội to lớn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng lồ. Đối với các trường kiên kết quốc tế, việc hợp tác làm thúc đẩy cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo hơn nhằm thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thế trên thị trường quốc tế. 

==>> Tham khảo thêm trường đào tạo quốc tế ISB với những chương trình liên kết đào tạo đa dạng với những trường Đại học danh tiếng, truy cập TẠI ĐÂY!

            

Cử nhân quốc tế – Nguồn nhân lực cho nền kinh tế năm 2018

Previous article

Cử nhân quốc tế đang là xu hướng lựa chọn của nhiều thí sinh

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục