Giáo dục

Hướng dẫn tự học excel cơ bản tại nhà

0

Excel là công cụ hữu ích được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là với nghề kế toán. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được hướng dẫn các bước tự học excel cơ bản.

1. Hướng dẫn khởi động Excel

Có 4 cách để bạn có thể khởi động ứng dụng excel trên máy tính như sau: 

  • Cách 1: Nhấp chuột 2 lần vào biểu tượng Excel trên màn hình nền (nếu ứng dụng này đã được hiển thị sẵn trên màn hình desktop của bạn)
  • Cách 2: Kích chuột vào biểu tượng Excel trên thanh MS Office Shortcut
  • Cách 3: Từ Menu Start  bạn chọn Program, sau đó chọn biểu tượng Microsoft Excel
  • Cách 4: Từ Menu Start nhấn chọn Run , một hộp thoại sẽ xuất hiện, từ đây bạn hãy nhập tên tập tin chương trình Excel (kèm theo đường dẫn đầy đủ), sau đó nhấn OK

hướng dẫn tự học excel cơ bản

2. Hướng dẫn thoát khỏi giao diện Excel

Để thoát khỏi giao diện excel, bạn có thể lựa chọn 3 cách sau

  • Cách 1: Chọn lệnh File – Exit
  • Cách 2: Kích chuột vào nút Close có biểu tượng hình dấu “X” trên thanh tiêu đề của cửa sổ Excel
  • Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4

Khi đóng Excel, nếu bảng tính chưa được lưu trữ thì excel sẽ xuất hiện thông báo: “Do you want to save the change…?” (Bạn có lưu lại những thay đổi trên tập tin của mình không?)

  • Nếu chọn Yes: Tập tin sẽ được lưu lại rồi sau đó bạn hãy nhấn đóng Excel một lần nữa
  • Nếu chọn No: Excel sẽ đóng lại mà không lưu tập tin
  • Nếu chọn Cancel: Huỷ bỏ lệnh thoát Excel

3. Các thành phần trong cửa sổ Excel

Ngoài các chức năng trên, khi bạn mới tự học excel cơ bản, bạn cần làm quen với tab Home trong giao diện excel. Ở tab này có hầu như đầy đủ các chức năng cơ bản cần thiết cho bạn thực hiện các thao tác cơ bản trong excel.

các bước làm quen với excel cơ bản

  • Thanh tiêu đề
  • Thanh thực đơn
  • Thanh công cụ: Đóng hoặc mở các thanh công cụ bằng lệnh View – Toolbars
  • Thanh công thức: (Formula bar): Đóng hoặc mở thanh công thức bằng lệnh View – Formula bar.
  • Dòng (Row): Tiêu đề dòng được ký hiệu theo số thứ tự 1, 2, 3, …đến 65536
  • Dòng (Column): Tiêu đề cột được ký hiệu theo các chữ cái: A, B, C… đến IV (trên một bảng tính được sử dụng tối đa 256 cột )
  • Ô (Cell): Giao của hàng và cột. Ô được xác định bằng địa chỉ ô, ký hiệu  Ví dụ: Ô C5 là ô tại vị trí cột C giao với dòng 5
  • Con trỏ ô: có dạng hình chữ nhật bao quanh ô. Ô có chứa con trỏ ô gọi là ô hiện hành. tên của ô hiện hành sẽ hiển thị trên ô Name box (phía bên trái của Thanh công thức) và nội dung chứa trong ô đó sẽ hiển thị ở phía bên phải của thanh công thức.

Excel là phần mềm dùng để lưu trữ dữ liệu ở dạng bảng biểu nhưng cũng rất hữu ích trong việc giúp bạn biểu diễn dữ liệu trực quan hơn bằng biểu đồ cột, biểu đồ tròn. Đối với việc tự học excel cơ bản thì việc học cách biểu diễn dữ liệu của mình dưới dạng biểu đồ sau đây là cần thiết.

Giống như trong Word hay PowerPoint, Excel cũng có thể dùng các hình khối và sơ đồ hình khối bạn có thể vẽ chúng theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ
  • Bước 2: Trong thẻ Insert, chọn nhóm Chart và chọn loại biểu đồ phù hợp
  • Bước 3: Vẽ ra vị trí bất kỳ trong Sheet

Nếu biểu đồ chưa đúng hoặc cần thay đổi dữ liệu nạp vào biểu đồ, chọn thẻ Chart Tools (thẻ này xuất hiện khi bấm chọn biểu đồ), chọn tiếp thẻ Design, rồi chọn tới chức năng Select Data

  • Bước 4: Trang trí biểu đồ

Khi vẽ biểu đồ bạn có thể thay đổi các dữ liệu trong biểu đồ ở tab design như sau:

  • Chart Data Source: Nguồn dữ liệu nạp vào biểu đồ. Toàn bộ các dữ liệu sẽ được đưa vào biểu đồ, có thể các dữ liệu sẽ được thể hiện không có tính liên tục mà từng vùng riêng
  • Legend Entries (Series): Dữ liệu được biểu diễn theo dạng trục tung. Chiều cao của các cột trong biểu đồ, độ lớn của các mảnh trong biểu đồ hình tròn… sẽ được thể hiện qua phần này
  • Horizontal (category) Axis Labels: Dữ liệu được biểu diễn theo trục hoành, nội dung đại diện cho  các cột, các mảnh… ở trên biểu đồ

Bạn cũng có thể trang trí cho biểu đồ của mình trông đẹp mắt hơn để mang lại tính thẩm mỹ, dễ nhìn hơn. Thông thường một biểu đồ đẹp sẽ thể hiện được những tiêu chí sau: 

  • Nội dung của biểu đồ được thể hiện đúng
  • Có tên biểu đồ và tên các mốc trên các trục tọa độ một cách rõ ràng
  • Các thành phần được cách đều nhau hoặc chia theo tỷ lệ cân đối
  • Cách phối màu trong biểu đồ phải đồng nhất, gọn gàng, càng đơn giản càng tốt.

Để thêm các thành phần của biểu đồ như: Tên biểu đồ, tên các trục, số liệu kèm theo với từng phần nội dung biểu đồ… bạn sẽ thêm ở mục Add Chart Element trong tab Design của Chart Tools

Các nội dung trong Chart Element bao gồm:

  • Axes: Chia tỷ lệ trên các trục tọa độ
  • Axis Titles: Tên tiêu đề của từng phần trên mỗi trục tọa độ
  • Chart Title: Tên biểu đồ
  • Data Labels: Nhãn số liệu trên các nội dung biểu đồ
  • Data Table: Dữ liệu của các nội dung biểu đồ thể hiện dưới dạng bảng
  • Error Bar: Thanh hiển thị lỗi/độ lệch của biểu đồ
  • Gridlines: đường kẻ mờ làm nền trong biểu đồ
  • Legend: Ghi chú cho các đối tượng thể hiện trong biểu đồ
  • Lines: Đường kẻ dóng xuống trục hoành (chỉ áp dụng cho biểu đồ dạng Line)
  • Trendline: Đường xu hướng của biểu đồ.

cách vẽ biểu đồ trong excel cơ bản

Trong mỗi nhóm trên lại có những đối tượng cụ thể, vị trí cụ thể để bạn có thể chọn cho phù hợp. Bạn có thể thử từng mẫu để chọn ra mẫu ưng ý nhất.

Bên cạnh những hướng dẫn trên, bạn có thể tham khảo khóa học tự học excel cơ bản tại đây hoặc tìm hiểu, cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác về excel qua đường link dưới đây: https://learning.vietnamworks.com/edu/ky-nang/excel/

Những yếu tố cốt lõi trong chương trình tiếng anh trung học phổ thông

Previous article

Học nhiếp ảnh cơ bản tại VietnamWorks Learning mang lại lợi ích gì?

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục