Bất động sản

Chương trình Tiếng Anh cấp 2: Học sinh đừ, phụ huynh đuối

0
Chương trình Tiếng Anh cấp 2: Học sinh đừ, phụ huynh đuối

Hiện nay, hàng loạt các trường THCS tiến hành tổ chức các chương trình  Tiếng Anh cấp 2. Sự thay đổi xoành xoạch này khiến học sinh khó thích ứng kịp và phụ huynh khá đuối khi theo chương trình này.

Đa dạng như “ma trận”

Còn một phụ huynh có con đang học Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) bực bội vì con đang học tiếng Anh tăng cường đã học 8 tiết/tuần (học phí 80.000 đồng/tháng), nay trường lại “đẻ” thêm chương trình học tiếng Anh với người nước ngoài (150.000 đồng/tháng) và tiếng Anh I-learn (180.000 đồng/tháng). Phụ huynh cho rằng, thu tiền ba loại nhưng học sinh cũng chỉ học 8 tiết tiếng Anh/tuần, giờ học không thêm nhưng lại thêm học phí.

Chương trình bổ trợ Tiếng Anh THCS hiện nay như thế nào?

Có thể thấy các chương trình tiếng Anh cấp 2 trong trường phổ thông là mảnh đất màu mỡ. Riêng chương trình tiếng Anh tiểu học đã có rất nhiều loại hình tồn tại: tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh theo đề án, tiếng Anh tự chọn… Trong mỗi loại hình, người ta lại “sáng tạo” thêm các chương trình bổ trợ. Chưa biết hiệu quả tới đâu nhưng chúng đang được triển khai rầm rộ tại các trường học. Quả thật, các chương trình tiếng Anh với người nước ngoài và các phần mềm bổ trợ đa dạng hơn mức cần.

Chương trình tiếng Anh với người nước ngoài sẽ tùy thuộc vào trường hợp đồng với trung tâm bên ngoài dạy 1-2 tiết. Mỗi trường phối hợp với một trung tâm khác nhau nên giá thành và chất lượng cũng… trăm hoa đua nở. Các phần mềm tiếng Anh bổ trợ cũng đa dạng không kém, từ Dyned, Phonics Learning Box UK, E-Study, I-Learn Smart Start… Là dân chuyên môn đôi khi còn hoa mắt huống hồ phụ huynh. Bởi vậy, trường chọn gì, phụ huynh phải cho con học cái đó.

Phụ huynh Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.Thủ Đức) thắc mắc: “Đây là chương trình không bắt buộc và trên tinh thần tự nguyện nhưng nhà trường không lấy ý kiến của phụ huynh đã đưa vào, tổng chi phí học tiếng Anh là 350.000 đồng/tháng. Nhưng, ai sẽ chứng minh học sinh học ba thứ cùng lúc sẽ có hiệu quả? Chỉ riêng môn tiếng Anh đã có sáu cuốn giáo trình”.

Ai sẽ chứng minh học sinh học ba thứ cùng lúc sẽ có hiệu quả?

Lợi nhuận ‘khủng’ từ tiếng Anh bổ trợ

Một chuyên gia về giáo dục phổ thông nhận xét việc đa dạng các hình thức giảng dạy tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc cho phép sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ, hỗ trợ học ngoại ngữ chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doanh. Phụ huynh được chào hàng các dịch vụ, ai có tiền thì dùng dịch vụ tốt và ngược lại.

Hiện nay, hàng loạt trung tâm ngoại ngữ mọc lên, săn lùng các hợp đồng dạng liên kết với nhà trường. Việc liên kết với nhà trường là hình thức kinh doanh nhẹ nhàng, an toàn và lợi nhuận “khủng”, đương nhiên phần trăm trích lại cho các trường cũng không nhỏ.

“Khi phải tìm từng học viên thì hợp tác với trường là cách làm hiệu quả và lâu dài nhất, vì số học sinh ổn định, có sẵn cơ sở vật chất. Chỉ cần mỗi trường có 300 học sinh đăng ký học thì con số thu về đã lớn lắm rồi”, chuyên gia nêu trên phân tích.

Nhiều trường đặt phụ huynh vào tình thế không chọn không được vì cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh bổ trợ đẩy họ vào chuyện đã rồi. Chẳng hạn, theo quy định với tiếng Anh tăng cường, trường sắp xếp 2 tiết bổ trợ vào thời gian chính khóa. Nếu phụ huynh không đồng ý thời gian đó thì phải đón con em về. Cách làm mập mờ này mang tiếng tự nguyện nhưng phụ huynh không tự nguyện cũng không được.

Hiệu quả tới đâu?

Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh, người từng phụ trách chương trình tiếng Anh tiểu học tại Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: ưu điểm là tận dụng xã hội hóa để học sinh tiếp cận với công nghệ nghe nhìn, giáo viên bản ngữ nhằm học tiếng Anh tốt hơn. Tất nhiên, đó là trong trường hợp những đơn vị trường chọn là chuẩn. Nếu không khéo sẽ mang lại hiệu quả ngược, làm trẻ bị ngộp.

“Đơn cử, mỗi phần mềm bổ trợ có mục đích riêng: Dyned giống như chương trình của tài liệu Let’s go lúc trước; I-smart còn có thêm phần khoa học… Lớp Một, Hai, trường dạy theo phần mềm này, lên lớp cao hơn lại chuyển phần mềm khác, liệu có thông suốt hay sẽ bị vênh?

Sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doanh

Chưa kể, việc dạy cùng lúc tiếng Anh tăng cường (giáo trình Family and friends), phần mềm bổ trợ (giáo trình riêng), tiếng Anh với người nước ngoài (có thể có thêm giáo trình riêng) thì ba chương trình này sẽ gặp nhau ở điểm nào? Những đối tượng này có ngồi lại với nhau để bàn một chương trình đa dạng trong thống nhất không? Nếu không trả lời thỏa đáng sẽ rất khó có hiệu quả cho người học”, thạc sĩ Thụy Anh nhấn mạnh.

Sự khập khiễng này có thể thấy rõ trong quá trình triển khai ở các trường. Năm học 2015-2016, chương trình tiếng Anh AMA được nhiều trường hợp đồng và đưa vào giảng dạy bổ trợ thì gần đây bỗng dưng “mất tích”. Thay vào đó là sự xuất hiện của tiếng Anh Dyned, chiếm thị phần khá lớn. Phụ huynh Trường tiểu học Trần Quốc Thảo (Q.3) từng thấy khó hiểu khi lớp Một con học tiếng Anh tự chọn với giáo trình Family and friends. Lên lớp Hai lại có thêm Dyned trong chương trình buổi hai, với thời lượng 2 tiết/tuần.

Phụ huynh một trường THCS tại Q.3 bức xúc vì sách tiếng Anh trong bộ sách giáo khoa chung gần như không có cơ hội dùng đến. Khi con học lớp Sáu, Bảy dùng giáo trình tiếng Anh Dyned với giá 350.000 đồng/bộ. Đến lớp Tám, tiếng Anh Dyned bị phản đối lại được trường đổi thành tiếng Anh Access.

Nếu không có đổi mới và đa dạng các hình thức học tập thì học sinh sẽ thiệt thòi. Nhưng lạm dụng quá đà không khéo sẽ tác dụng ngược, khiến học sinh quá tải, không thể tiếp thu được lượng kiến thức dày đặc và gây khó khăn cho phụ huynh trong việc lựa chọn chương trình phù hợp cho con em mình.

>>> Xem thêm: Đăng ký khóa học ielts cho người mới bắt đầu

Chọn học tiếng Anh online miễn phí ở đâu tốt nhất?

Previous article

Các trò chơi tiếng Anh nổi tiếng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi hay nhất năm 2020

Next article

Comments

Comments are closed.