Chương trình học STEM đang là chương trình giáo dục hàng đầu mà các nước phát triển đang áp dụng. Hiện nay tại Việt Nam các trường quốc tế, công lập đã bắt đầu triển khai mô hình giáo dục này vào trong giảng dạy.
Nhưng vẫn có một số bậc phụ huynh không hiểu rõ về chương trình này hoặc có những nhận định sai lầm về chương trình học STEM, vậy những sai lầm mà phụ huynh lầm tưởng về chương trình này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Những hiểu biết sai lầm về mô hình giáo dục thời đại công nghệ số 4.0
Chương trình học STEM không phải các khoá học lập trình, lắp ráp robot
Hiện nay, ở một số trường học và trung tâm giáo dục tại Việt Nam đang nhầm lẫn hoặc cố tình truyền thông sai ý nghĩa của chương trình giáo dục STEM. Họ tự gán cho các khoá lập trình, lắp ráp robot là chương trình học STEM. Điều này đã gây ra hiểu lầm nghiêm trọng đến những bậc phụ huynh khi nắm bắt thông tin này. Do đó, nhiều phụ huynh đã lầm tưởng rằng STEM chính là chương trình giáo dục định hướng và đào tạo ra những kỹ sư tài năng.
Tóm lại, khoá học lập trình và lắp ráp robot chỉ là một phần trong chương trình học STEM. Đây được xem là mảng kiến thức thuộc lĩnh vực công nghệ, thuộc nhóm thực hành. Hơn nữa STEM rất đa dạng chủ đề bao gồm hoá học, sinh học, toán, vật lý, môi trường, kinh doanh,…
Học sinh chỉ giỏi khoa học tự nhiên, mất gốc khoa học xã hội
Mỹ là một trong những quốc gia đã áp dụng chương trình học STEM sớm nhất. Như các bậc phụ huynh có thể thấy, học sinh tại Mỹ học tập toàn diện từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giao tiếp tự tin và kỹ năng sống vượt trội.
Khi nhìn tổng quan như vậy thì STEM có thật sự là chương trình giáo dục chỉ đào tạo những học sinh giỏi tự nhiên hay không, câu trả lời chắc chắn là không rồi. Bởi chương trình học STEM vẫn có các môn học xã hội, ngoài ra các giáo viên giảng dạy sẽ đưa những kiến thức của môn này một cách tự nhiên nhất để các em dễ dàng tiếp thu, tránh những trường hợp như học thuộc rồi lại chóng quên.
Ngoài ra, nhiều trường còn tổ chức những cuộc thi, chuyến đi thực tế như VAS chẳng hạn, điều này nhằm giúp các em có những cơ hội trải nghiệm cũng như rèn luyện những kỹ cần thiết. Quan trọng nhất có thể giải phóng cảm xúc cá nhân. Ở phương pháp giáo dục này, các trẻ sẽ trở thành những con người toàn diện, biết vận dụng những nền tảng kiến thức đã học vào xử lý các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.
STEM rất tốn kém
Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng chương trình học STEM là chương trình giảng dạy về lập trình, lắp ráp robot nên cứ nghĩ rằng nó tốn kém chi phí. Thực chất mô hình giáo dục STEM không phải tốn kém chi phí vào lắp ráp hay lập trình, mà nó là một khoản tiền đầu tư bằng các khoá học ngoại ngữ hay những buổi học thêm toán, lý, hoá mà thôi.
STEM chỉ phù hợp cho nam giới
Sai lầm này bắt nguồn từ việc không hiểu STEM là gì dẫn đến việc nghĩ rằng STEM là trang bị những kỹ năng, kiến thức chỉ liên quan đến khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật. Đây sự hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng bởi STEM đa dạng các môn học như toán, văn, khoa học, mỹ thuật,… tất cả các môn học này đều được giảng dạy một cách gần gũi, sáng tạo để các em có sự yêu thích, hứng thú và tiếp thu nhanh.
Với mô hình giáo dục này sẽ giúp các bạn nữ yêu thích những môn khoa học tự nhiên hơn và ngược lại giúp các bạn nam yêu thích những môn học xã hội hơn.
Dạy nhiều môn cũng là STEM
Giáo dục theo chương trình học STEM phải hội tụ đủ 3 yếu tố: đa ngành, liên ngành – xuyên ngành. Tức là mô hình STEM phải trang bị cho học sinh những kiến thức của mọi lĩnh vực. Nhưng không phải theo một cách độc lập mà có sự liên kết và tích hợp.
Giáo viên dạy ở chương trình giáo dục này sẽ hướng dẫn và tích hợp ứng dụng đến các môn học liên quan khác để các em có thể liên kết vận dụng được những nền tảng kiến thức của nhiều môn học khác nhau trong việc xử lý tình huống cuộc sống.
Kết,
Chương trình học STEM là phương pháp học tiên tiến và đã được áp dụng, kiểm định ở nhiều quốc gia phát triển. Tại VAS cũng đã áp dụng mô hình học tiên tiến này nhằm cung cấp cho trẻ những kỹ năng toàn diện và vận dụng nó vào xử lý các vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống.
Comments