Giáo dục

Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non

0

 

– Bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, đẩy mạnh thực

hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

– Các cơ sở giáo dục mầm non tư thục bảo đảm chế độ lương giáo viên không thấp hơn các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập và thực hiện chế độ bảo hiểm và các chế độ chính sách khác đối với giáo viên theo quy định.

– Có chính sách khuyến khích việc sản xuất đồ chơi, thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục mầm non.

– Thực hiện triệt để công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non.

– Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ứng dụng những thành tự khoa học giáo dục trong công tác giáo dục.

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo công lập phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về tài chính các hoạt động khác trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước.

– Cần hoàn chỉnh các quy định về ngạch, bậc lương đối với giáo viên.

– Cần xây dựng chính sách hỗ trợ riêng của thành phố cho các

giáo viên mầm non được đào tạo và bồi dưỡng

Giải pháp nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non

– Quán triệt nâng cao nhận thức trong chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể về chủ trương phát triển giáo dục mầm non.

Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về giáo dục mầm non.

 

– Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng

đồng, gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong sự phát triển nguồn lực con người.

– Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền địa phương việc chỉ đạo, tổ chức

thực hiện công tác thông tin và truyền thông về giáo dục mầm non.

– Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông, biên soạn và cung cấp tài liệu để phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc phụ huynh và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non.

– Thực hiện việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang loại hình nhà trường theo quy định, phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo đủ trường, đủ lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non.

– Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế xây dựng một dự án ODA để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em.

 

 

Biện pháp sử dụng đồ chơi trong toán học cho trẻ 5- 6 tuổi

Previous article

Những hình thức giáo dục con cái trong gia đình – P2

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục